Bài học cho các startup công nghệ y tế
Làn sóng khởi nghiệp với công nghệ y tế ở Việt Nam khi vốn đầu tư vào ngành tăng cao kỉ lục trên thế giới. Ý tưởng kinh doanh ngành y tế là một trong những ý tưởng thú vị, tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua nếu như bạn muốn khởi nghiệp. Dù bạn là 1 bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ hoặc thậm chí bạn không hoạt động trong ngành y thì bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp với ý tưởng kinh doanh ngành y tế một cách hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang mang lại dịch vụ tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều cơ hội phát triển khởi nghiệp. Để có thể khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng thành công, cá nhân, doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào là câu hỏi rất quan trọng.
Theo khảo sát thì hiện các bệnh viện tuyến đầu Việt Nam luôn chứng kiến tình trạng quá tải. Đây là vấn đề mà công nghệ hoàn toàn có thể góp phần giải quyết, đặc biệt là khi người dùng hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, tránh để bệnh nặng hơn, vô tình gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Vì thế, với chúng tôi, Việt Nam như một thị trường chưa được khai phá với nhiều tiềm năng hấp dẫn.
Thêm vào đó, tình trạng dư thừa và thiếu nhân lực là những vấn đề lớn đối với các bệnh viện công. Trong khi, các startup công nghệ y tế luôn tìm cách lấp đầy khoảng trống với các dịch vụ chăm sóc tại nhà và từ xa, đồng thời cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân qua trực tuyến.
Hiện các startup công nghệ y tế đang dần đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao thì việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế theo cách truyền thống ngày càng gặp phải nhiều bất cập. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ y tế đang dần mang lại nhiều dịch vụ tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các startup y tế.
Triển khai mô hình bệnh viện thông minh, người bệnh sẽ được hỗ trợ thực hiện mọi thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh bằng cách quẹt thẻ hoặc đăng ký online, bảo đảm sự nhanh chóng, chính xác và quan trọng là giảm rất nhiều thời gian chờ đợi mệt mỏi. Việc ứng dụng công nghệ này không những giúp giảm chi phí trung gian mà còn tăng kết nối hữu hiệu giữa giới bác sĩ và người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, giải pháp bệnh viện thông minh còn cung cấp hệ thống thống kê, báo cáo, hệ thống giám sát cho nội bộ bệnh viện và giúp các cơ quan quản lý cấp trên có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các thống kê, báo cáo được tổng hợp tự động bằng phần mềm, được lưu giữ, truyền tải có tính bảo mật cao qua mạng Internet, đảm bảo liên thông dữ liệu giữa các đầu mối. Mô hình này còn giúp giám sát các hoạt động thu, chi và kiểm soát việc cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao… từ đó, góp phần tích cực hạn chế thất thoát và lãng phí trong công tác khám chữa bệnh.
Thời gian qua, khởi nghiệp phổ biến trên toàn cầu với sự xuất hiện hàng loạt startup trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ cho đến y học, sức khỏe... Đối với những nhà sáng lập, việc nắm bắt và theo kịp các xu hướng mới nhất một trong những yếu tố quan trọng để đi tới thành công. Tại thời điểm phát triển công nghệ có thể thay đổi toàn bộ ngóc ngách và các ngành công nghiệp chỉ sau một đêm, việc không chuẩn bị có thể mang lại thất bại cho bất kỳ công ty nào.
Khởi nghiệp luôn là cầu nối tốt nhất để đưa những ý tưởng sáng tạo, phát kiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y khoa đến với việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.
" Theo enternews.vn "