Kinh tế số Việt Nam: Du lịch "gãy", còn lại tăng trưởng khả quan
Sẽ còn tăng mạnh
Theo Google, trong năm 2020, hơn một phần ba người dùng kĩ thuật số sử dụng dịch vụ trực tuyến lần đầu tiên vì COVID-19, trong số đó 95% có ý định tiếp tục dùng các dịch vụ trực tuyến ngay cả sau đại dịch. Phần lớn số người dùng Internet mới đến từ các khu vực ngoại thành, đặc biệt là ở Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam.
Nền kinh tế số tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến vượt mốc 300 tỉ USD vào năm 2025.
Trong cơ cấu đóng góp giá trị vào nền kinh tế số khu vực, thương mại điện tử đã nổi lên ở vị trí số 1, tăng đến 63% và đạt 62 tỉ USD năm 2020, dự kiến sẽ đạt 172 tỉ USD vào năm 2025. Trong khi đó, du lịch trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch, giảm từ 58% chỉ còn đóng góp giá trị 14 tỉ USD.
Nền kinh tế số trong khu vực hiện bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines,Việt Nam.
Nền kinh tế số tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến vượt mốc 300 tỉ USD vào năm 2025.
Trong cơ cấu đóng góp giá trị vào nền kinh tế số khu vực, thương mại điện tử đã nổi lên ở vị trí số 1, tăng đến 63% và đạt 62 tỉ USD năm 2020, dự kiến sẽ đạt 172 tỉ USD vào năm 2025. Trong khi đó, du lịch trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch, giảm từ 58% chỉ còn đóng góp giá trị 14 tỉ USD.
Nền kinh tế số trong khu vực hiện bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, với việc có thêm 40 triệu người dùng Internet mới trong năm nay, nâng tổng số lên 400 triệu người dùng tính đến thời điểm hiện tại.
Thêm 2 lĩnh vực mới là y tế kĩ thuật số (HealthTech) và giáo dục kĩ thuật số (EdTech) được bổ sung vào nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020 bên cạnh những lĩnh vực đã hiện diện từ trước là thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến, giao thông và thực phẩm, du lịch trực tuyến, dịch vụ tài chính kĩ thuật số.
Việt Nam đang đứng ở đâu?
Trong tổng số người sử dụng dịch vụ kĩ thuật số, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, trở thành quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực, và 94% số người dùng mới này có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó sau đại dịch.
Từ trước đó, người Việt Nam dành bình quân 3,1 giờ/ngày để truy cập Internet cho mục đích cá nhân. Còn trong khoảng thời gian giãn cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ngày. Và hiện giờ, con số này đã trở về mức 3,5 giờ/ngày. Cứ 10 người dùng thì có tới 8 người cho rằng công nghệ là công cụ rất hữu ích trong thời gian diễn ra đại dịch.
Năm nay, tổng giá trị hàng hóa giao dịch của nền kinh tế số (GMV - Gross merchandise volume) Việt Nam dự kiến đạt 14 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2019, và được dự báo sẽ tăng lên mức 52 tỉ USD vào năm 2025.
Nền kinh tế số Việt Nam năm 2020 dù gặp đại dịch nhưng đạt tăng trưởng ở hầu hết các ngành ngoại trừ ngành du lịch. Trong đó, thương mại điện tử tăng đến 46%, đạt GMV 7 tỉ USD; ngành vận tải và thực phẩm tăng trưởng 50%, GMV đạt 1,6 tỉ USD; phương tiện truyền thông trực tuyến tăng trưởng 18% với GMV đạt 3,3 tỉ USD. Riêng ngành du lịch trực tuyến giảm 28%, GMV rơi từ mức 4 tỉ USD xuống mức 3 tỉ USD, nhưng được dự báo sẽ tăng trở lại lên mức 9 tỉ USD vào năm 2025.
Trong ngành truyền thông trực tuyến, sự gia tăng bứt phá của các nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (video streaming) tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng gấp 12 lần, trở thành 1 trong 2 quốc gia (cùng với Thái Lan) tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực.
" Theo laodong.vn "